Bí quyết phanh xe và đổ đèo an toàn

Nhiều khi để dừng đèn đỏ hoặc đổ đèo dốc thường có thói quen đạp cắt côn vì nghe truyền miệng vì thấy máy gần như chạy không tải hoặc ngắt, và “cảm tưởng” động cơ đang tiêu tốn ít nhiên liệu nhất. Tuy nhiên điều này là không đúng. Khi phanh hãm giảm tốc độ, căn cứ theo tình hình cụ thể có thể đạp mạnh hoặc từ từ chân phanh và không động đến chân côn cho đến khi xe đạt được tốc độ hợp lý thì cắt côn chuyển về số thấp hơn tương đương phù hợp với tốc độ. Điều này giúp tận dụng lực hãm của quán tính động cơ làm sức ghìm cho xe. Khi đã ngắt chân ga, động cơ vẫn rú nhưng bướm ga đã gần đóng hoàn toàn, lượng nhiên liệu tiêu hao là không đáng kể. Do vậy việc không chạm vào chân côn khi sắp tới đèn đỏ, đổ đèo, xuống dốc hay hãm dừng không ảnh hưởng tới việc tiêu tốn nhiên liệu mà còn giúp tận dụng được lực phanh, hạn chế độ mòn của phanh và sự phát nhiệt ở các vị trí tiếp xúc của má phanh. Việc đạp côn chỉ cần thiết khi xe gần dừng hẳn để tránh chết máy mà thôi.

Phanh gấp

Khi đối mặt với những tình huống bất ngờ, nếu cần phải phanh gấp, nếu như xe bạn chưa được trang bị hệ thống ABS ( Anti-Lock Braking System) khi phanh cần đạp mạnh rồi nhả nếu cảm giác xe gần tới giới hạn trượt, điều này cần kinh nghiệm nhiều khi đi. Nó giúp cho bánh xe không bị trượt trên mặt đường dẫn đến việc chức năng dẫn hướng của bánh lái bị loại bỏ. Khi làm thao tác nhấp nhả sẽ đảm bảo cho xe vẫn đi đúng hướng theo ý của bạn. Nếu xe được trang bị ABS thì bạn có thể vô tư đạp phanh vì hệ thống tự động tính toán lực phanh để bánh xe không bị trượt trên đường. Hiện này đa số các hãng xe lớn Toyota, Chevrolet, Mercedes, BMW, Audi, Volkswagen….hầu hết đều đã trang bị ABS cho các sản phẩm của mình.

Vào cua và đổ đèo

Trước khi vào cua bạn cần giảm ga về vận tốc theo biển báo là điều hiển nhiên, tuy nhiên nếu đang ôm cua mà tăng ga hoặc phanh giảm tốc đồng nghĩa với việc có thêm một gia tốc cua. Điều này sẽ làm cho lực li tâm lớn hơn khiến xe dễ bị lật hoặc văng đuôi. Giữ tốc độ ổn định hợp lí khi cua là điều hết sức cần thiết.

Việc đổ đèo cũng cần nhiều kinh nghiệm và bạn nên được người am hiểu chỉ day thực hành là cách tốt nhất. Việc đổ đèo như đã nói ở trên, cũng cần tránh việc cắt côn thả trôi dốc hoặc tắt hẳn máy. Viêc cắt côn sẽ không tận dụng được lực ghìm của xe nhưng việc về số thấp không đúng tốc độ vòng tua của máy cũng gây ra những hư hại không nhỏ cho hộp số, tắt hẳn máy cũng sẽ làm cho nhiều hệ thống an toàn của xe cũng bị “ tắt” theo.

Dùng phanh để giảm tốc độ kết hợp về số.

– Xe bắt đầu thả dốc, giữ khoảng 50km/h với số 4, vòng tua máy khoảng 2200 vòng/phút tùy từng xe.

– Thả hoàn toàn chân ga.

– Không đụng đến côn.

– Tiếng máy to dần và xe trôi nhanh dần, vòng tua lên cao hơn 3500v/phút, nhấp phanh để giảm tốc xuống 50km/h, vòng tua 2200v/phút, lại thả phanh Lặp lại như vậy nếu dốc không quá nghiêng.

Nếu dốc hơn thì phải về số 3, thậm chí số 2, nhưng không được để vòng tua máy lên quá 3500v/phút, sẽ hại đến động cơ, hệ thống làm mát, các chi tiết máy và hộp số. Khi dốc càng gấp thì càng phải đi số thấp và nhấp phanh một cách tiết kiệm. Nghĩ đến phanh như giải pháp cuối cùng.

Trên đây là những lý thuyết cơ bản, thực tế việc đồng tốc giữa tốc độ thực tế của xe với cấp số là rất quan trọng, phanh bằng số thấp cũng là con dao hai lưỡi, nếu thực hành tốt sẽ giúp ích và có lợi rất nhiều, và nếu sai thì sẽ gây ra hậu quả cũng lớn.

Ví dụ: khi xe đang chạy ở tốc độ cao mà cắt côn về số thấp ngay lập tức, thì hiệu quả phanh tốt nhưng ở tốc độ đó thì qua hộp số, tỉ số truyền lúc này là rất lớn nên vòng tua của máy sẽ phải rất cao, bộ ly hợp sẽ bị mài mòn nhiều, xe bị giật, và hộp số bị ảnh hưởng nặng. Do đó kinh nghiệm cắt nhả côn, đồng tốc giữa tốc độ xe, cấp số và vòng tua máy là quan trọng, cần căn cứ cụ thể từng tốc độ để phanh bằng số hợp lý. Bạn nên thực tập cùng với người có kinh nghiệm.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *